PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ KỲ ANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC KỲ LIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /QCCM – TrTH Kỳ Liên, ngày 8 tháng 9 năm 2020 |
QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2020- 2021
Căn cứ văn bản hợp nhất số 30/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 ban hành thông tư điều lện trường tiểu học;
Căn cứ quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ vào tình hình cụ thể và nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của nhà trường.
Trường Tiểu học Kỳ Liên ban hành quy chế chuyên môn cụ thể như sau:
PHẦN I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Quy chế này quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chế độ công tác, hội họp, học tập, báo cáo; quy định hồ sơ chuyên môn và chế độ thanh kiểm tra đối với Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên.
- Phạm vi áp dụng trong trường Tiểu học Kỳ Liên – Thị xã Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh.
- Đối tượng thực hiện quy chế này bao gồm các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng, cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị và các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn.
PHẦN II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. QUY ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
I. Tổ chuyên môn
- Vị trí, chức năng của Tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn là đầu mối mà Ban giám hiệu nhà trường dựa vào đó để quản lý các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. Tổ chuyên môn có chức năng giúp Ban giám hiệu nhà trường điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.
- Nhiệm vụ của Tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Tham gia điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp.
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục.
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
Thực hiện tổng hợp, báo cáo kết quả giáo dục của tổ mình với BGH.
Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ như chế độ soạn bài, đánh giá học sinh…( VD: GV không soạn bài thì tổ đó chịu trách nhiệm mà đứng đầu là tổ trưởng).
II. Thư viện
Thư viện là nơi lưu trữ tài liệu tra cứu, sách giáo khoa, sách tham khảo; báo chí… để phục vụ cho việc dạy và học của CB-GV-NV và học sinh trong nhà trường.
III. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên.
Căn cứ văn bản hợp nhất số 30/VBHN-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 ban hành Thông tư điều lện trường tiểu học;
Căn cứ Quy chế làm việc của trường Tiểu học Kỳ Liên.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng chuyên môn
- Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá xếp loại các môn học ở Tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo Sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
- Lập kế hoạch chuyên môn, xây dựng quy chế chuyên môn, phê duyệt và kiểm tra hồ sơ của chuyên môn.
- Bố trí thời khoá biểu, sắp xếp các tiết dạy.
- Tổ chức ra đề kiểm tra và kiểm tra theo từng định kì: Giữa học kỳ đối với lớp 4,5 và cuối Học kì I; cuối Học kì II đối với các khối lớp.
- Tham gia dự giờ 2 tiết/ tuần, đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch chuyên môn khác trong năm học.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.
- Thường xuyên khảo sát chất lượng các lớp trong toàn trường 1 lần/ lớp/ tháng.
2. Tổ trưởng
- Xây dựng kế hoạch năm học cho khối mình phụ trách, tham gia dự giờ, đánh giá xếp loại giáo viên.
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do chuyên môn phân công.
- Ra đề kiểm tra các kì trong năm, báo cáo các thông tin kịp thời theo kế hoạch và khi cần thiết.
- Khảo sát chất lượng các lớp trong tổ 1 lần/ lớp/ tháng, báo cáo kết quả với đ/c phó hiệu trưởng.
- Tham gia đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm học.
- Lên kế hoạch, thực hiện kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của các tổ viên.
- Thực hiện tổng hợp, báo cáo kết quả chất lượng giáo dục của tổ mình với BGH.
3. Cán bộ thư viện
- Lập kế hoạch tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng thư viện chuẩn theo quy định, mua sắm thiết bị cho thư viện theo đề nghị của tổ chuyên môn và tự đề xuất. Thực hiện nghiệp vụ thư viện như nhập kho, phân loại, cho mượn, quản lí, giới thiệu sách báo, thiết bị... Sắp xếp, bố trí, trưng bày sách - thiết bị trong thư viện một cách khoa học, có tính thẩm mỹ cao, hạn chế hư hỏng, có kế hoạch bảo quản, kéo dài tuổi thọ các vật dụng đồ dùng có trong thư viện. Ghi chép, cấp phát, thu nhận khi nhập và xuất sách - truyện - thiết bị - đồ dùng v.v... cho giáo viên và học sinh.Sưu tầm các hình ảnh, tư liệu về các di tích lịch sử trên địa bàn để giáo dục cho học sinh.
4. Giáo viên
4.1. Bài soạn:
- 100% giáo viên phải soạn giáo án trước thời điểm dạy 1 ngày. Lên lớp phải có giáo án và các loại sổ sách theo quy định. Bài soạn phải thực hiện soạn theo quy định tại quy chế chuyên môn.
- Giáo viên có thể đăng ký soạn bài rồi in ra hoặc soạn bài trên máy tính xách tay rồi mang máy tính đi dạy.
- Lưu ý: những giáo viên soạn bài trên máy tính xáy tay thì nhất thiết phải có máy tính mang theo và trình bài soạn khi chuyên môn nhà trường kiểm tra.
* Quy định về bài soạn:
1. Hình thức:
- Có giáo án buổi 1 và giáo án buổi 2.
- Soạn bài bằng máy tính trước 1 ngày.
- Phong chữ timesNewRoman cỡ chữ 14: lề trái: 3cm, lề trên, dưới: 2cm, lề phải: 2 cm.
2. Cấu trúc bài soạn: Thứ ngày tháng năm
TÊN MÔN HỌC ( in hoa có dấu)
Tên bài học ( in thường đậm)
I.MỤC TIÊU: ( in hoa có dấu)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ( in hoa có dấu)
III. NỘI DUNG DẠY HỌC. ( in hoa có dấu)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- Bài cũ ( khởi động):
- Bài mới ( khám phá)
- : Giới thiệu bài
HĐ2:
- Luyện tập ( ứng dụng):
- Cũng cố dặn dò:
|
|
- Giáo án phải thể hiện rõ HĐ của GV và học sinh
- Giáo án buổi 1 và buổi 2 riêng.
4.2. Hoạt động dạy học:
- Đảm bảo theo chương trình giáo dục hiện hành. Khối 1 theo chương trình mới.
- Xác định rõ nội dung trọng tâm của tiết học.
- Dạy đúng quy trình bộ môn và đặc trưng các dạng bài.
- Bám sát, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh kịp thời khi làm bài tập.
- Thường xuyên nhắc học sinh ngồi viết, đọc đúng tư thế.
- Ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích.
- Lệnh dứt khoát, rõ ràng.
- Thường xuyên tổ chức trò chơi giữa tiết học, hoạt động nhóm.
- Tổ chức khởi động múa, hát hoặc trò chơi đầu tiết học.
- Chốt kiến thức khi kết thức một nội dung.
- Thời lượng giảng bài từ 35 – 40 phút/tiết. ( Cho phép GV linh hoạt).
- Phân bố hợp lý thời lượng cho các hoạt động.
- Đánh giá học sinh kịp thời đúng quy định.
4.3. Công tác thao giảng:
- Mỗi giáo viên thao giảng 2 tiết/năm trong đó có 1 tiết sử dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” đối với các môn Tự nhiên – Xã hội và Khoa học. (1 tiết của tổ, 1 tiết của trường)
- Thông báo tên bài dạy thao giảng trước 1 ngày.
- Nạp bài soạn sau khi thao giảng cho tổ trưởng.
4.4.
Đánh giá xếp loại học sinh:
- Đánh giá học sinh:
- Đánh giá học sinh theo Thông tư 22.
- Thường xuyên khen động viên học sinh, chú trọng giúp đỡ học sinh yếu.
- Mỗi tháng một lần gửi kết quả đánh giá về mức độ hoàn thành nội dung các môn học và năng lực, phẩm chất cho phụ huynh.
- Ra đề kiểm tra định kỳ có chất lượng, gửi cho bộ phận chuyên môn.
- Bài kiểm tra phải được nhận xét trước khi trả về cho học sinh.
- Hoàn thành hồ sơ, học bạ cuối năm.
- * Quy định về chấm chữa bài:
a. Môn Toán:
- Mật độ chấm bài: chấm tối thiểu 2/3 số bài trong tuần.- Đúng ghi Đ sai gạch chân đồng thời ghi kết quả đúng bên cạnh.
- Đối với những bài toán có lời văn, nếu sai lời giải và phép tính giáo viên sửa và ghi lại lời giải đúng bên cạnh.
- Giáo viên đưa ra lời nhận xét khi cần thiết, có thể yêu cầu học sinh giải lại bài toán.
b. Môn chính tả:
- Chấm 50% số bài trong tuần.
- Gạch chân những chữ viết sai bằng mực đỏ, sửa lỗi và nhận xét.
c. Môn tập làm văn:
- Chấm 100% số bài làm của học sinh.
- Sửa lỗi chính tả cho học sinh.
- Chú ý sửa lỗi dùng từ đặt câu, dấu câu.
- Nhận xét bố cục, nội dung từng phần của bài viết về những điểm tiến bộ và hạn chế.
d. Môn luyện từ và câu:
- Đúng chấm Đ sai gạch chân và sửa lỗi bằng mực đỏ.
- Chấm 2/3 số bài trong tuần.
- Nhận xét, sửa lỗi cho học sinh.
e. Chấm bài kiểm tra định kỳ.
- Chấm bài phải chính xác, khách quan, công bằng. Nếu giáo viên chấm bài có sai sót phải sửa từ 3 bài trở lên thì phần năng lực ở chuẩn nghề nghiệp không được xếp tốt.
- Sử dụng thiết bị và Đồ dùng dạy học:
- Mỗi tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị thiết bị và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.( đồ dùng, thiết bị sẵn có hoặc tự làm)
4.6.
Tổ chức HĐNGLL:
- Giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh theo chủ đề, chủ điểm.
- Tổ chức theo lớp, khối lớp hoặc toàn trường.
4.7.
Công tác tự học, tự bồi dưỡng; Bồi dưỡng thường xuyên:
- Có sổ tự học môn Toán, môn Tiếng Việt, sổ BDTX
- Mỗi tuần tự học một đơn vị kiến thức mà mình cho là cần thiết (Định lượng khoảng 1 trang giấy).
- Thực hiện đầy đủ các Modun theo đăng ký.
- Mỗi tuần mỗi giáo viên tiếp cận 1 phương pháp hay kỹ thuật dạy học mới (Bàn tay nặn bột, Mỹ thuật Đan Mạch, thuật khăn trải bàn, Kỹ thuật động não, Kỹ thuật mảnh ghép, Kỹ thuật lược đồ tư duy, Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, Kỹ thuật tia chớp, Kỹ thuật ổ bi…
- Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới.
4.8.
Bồi dưỡng HS giỏi, Phụ đạo HS yếu, công tác VSCĐ:
- Mỗi bài giảng phải có nội dung kiến thức nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Ra bài tập nâng cao cho đối tượng học sinh khá giỏi về nhà làm bài.
- Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các tiết học.
- Hàng tháng báo cáo kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ở sổ chủ nhiệm.
- Khuyến khích học sinh tham gia Violympic Toán, Tiếng anh qua mạng Internet.
- VSCĐ: chú trọng đến công tác rèn luyện chữ viết cho học sinh , chỉ tiêu loại A: 70% Loại B: 20%. Loại C: 10%
- Tham gia ngày công, thời gian, thời lượng:
- Tham gia đầy đủ ngày công lao động. Mỗi năm chỉ được nghỉ tối đa 4 ngày có lý do còn lại bị trừ lương và điểm thi đua.
- Định mức tiết dạy: dạy đủ 23 tiết/ tuần đối với giáo viên bộ môn và 20 tiết/ tuần đối với GVCN. Thừa tiết nào được tính tiền thừa giờ.
4.10.
Công tác chủ nhiệm lớp:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, kịp thời, phù hợp với điều kiện của lớp.
- Xây dựng nội quy lớp học.
- Nắm chắc hoàn cảnh học sinh.
- Hô đáp khẩu hiệu 5 điều Bác Hồ dạy, kỹ năng vỗ tay khi chào mừng, Kỹ năng ngồi đẹp nghiêm túc; Sinh hoạt 15 phút đầu buổi đúng quy định, có chất lượng; Xếp hàng khi sinh hoạt tập thể ngay ngắn, nghiêm túc; Sắp xếp bàn ghế trong lớp học ngay ngắn; Trang trí lớp học đúng quy định; Chăm sóc bồn hoa cây cảnh; Thực hiện công tác vệ sân trường, vệ sinh lớp học; Giáo dục cho học sinh các kỹ năng như ứng xử, chào hỏi, phòng tránh các tai nạn thương tích.
- Thực hiện tốt thông tin 2 chiều có hiệu quả và sử dụng sổ liên lác điện tử kịp thời.
- Học sinh vi phạm nội quy sẽ bị trừ điểm ở mục phẩm chất ( Nếu số lần vi phạm quá một nửa số buổi trong tuần, số tuần trong tháng, số tháng trong năm thì xếp không đạt) thay vì việc phạt học sinh bất kỳ hình thức nào.
4.11. Chế độ báo cáo:
- Báo cáo hàng tháng, đầu năm, giữa học kì, cuối kì và các báo cáo khác khi cần có yêu cầu. Báo cáo phải chính xác tuyệt đối, đúng biểu mẫu và nộp đúng thời gian quy định.
- Kiểm tra kiến thức
- Kiểm tra kiến thức giáo viên 2 bài/năm: Toán và Tiếng việt.
- 4.15. Cam kết về chất lượng chuyên môn.
II. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, HỌC TẬP
1. Quy định chế độ sinh hoạt chuyên môn
- Sinh hoạt chuyên môn 2 tuần 1 lần vào chiều thứ tư tuần thứ hai.
- Nội dung sinh hoạt
+ Nội dung sinh hoạt tuần 2: Đánh giá hoạt động của tuần 1, tuần 2 và triển khai kế hoạch của tuần 3, 4 và các nội dung SHCM theo hướng đổi mới.
+ Nội dung sinh hoạt tuần 4: Đánh giá hoạt động của tuần 3, tuần 4 trong tháng và triển khai kế hoạch của tuần 1, 2 tháng tiếp theo và các nội dung SHCM đổi mới.
- Họp đột xuất: Tổ chức họp đột xuất khi có công việc cần thiết.
3. Chế độ dự giờ- hội giảng - làm đồ dùng.
- Dự giờ 2 tiết/tuần đối với Phó Hiệu trưởng.
- Dự giờ 2 tiết/tuần đối với Tổ trưởng.
- Dự giờ 1tiết/tuần đối với giáo viên.
- Thao giảng 1 tiết/năm/ 1 giáo viên.
III. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ
1. Hồ sơ nhà trường
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm học.
- Hồ sơ phổ cập giáo dục tiểu học.
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
- Sổ nghị quyết và kế hoạch công tác.
- Sổ quả lý cán bộ giáo viên và nhân viên.
- Sổ khen thưởng và kỷ luật.
- Sổ quản lý tài chính, tài sản.
- Sổ quản lý các văn bản, công văn.
2. Hồ sơ của tổ chuyên môn:
- Tập văn bản chỉ đạo.
- Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó.
- Quy chế chuyên môn.
- Sổ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tổ chuyên môn năm học.
- Sổ biên bản sinh hoạt chuyên môn.
- Hồ sơ chuyên đề.
- Hồ sơ thao giảng.
- Sổ kiểm tra.
3. Đối với Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
- Tập văn bản chỉ đạo.
- Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn.
- Sổ dự giờ.
- Sổ kiểm tra thường xuyên, đột xuất.
- Sổ theo dõi số lượng học sinh.
- KH bồi dưỡng học sinh giỏi.
- KH phụ đạo học sinh yếu.
4. Giáo viên
- Lịch báo giảng (sổ chương trình)
- Giáo án ( buổi1 và buổi 2)
- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn.
- Sổ dự giờ.
- Bảng tổng hợp kết quả giáo dục.
- Sổ chủ nhiệm.
- Hồ sơ giáo dục đối với trẻ khuyết tật.( nếu có)
- Sổ bồi dưỡng thường xuyên.
- Sổ tích lũy chuyên môn.
- Sổ theo dõi cá nhân ( Theo dõi các học sinh yếu và các giải pháp đã thực hiện để giúp đỡ, cải thiện).
- Sổ luyện viết ( mỗi tuần 1 mặt giấy).
* Quy định về ra đề thi:
- Đối với các lớp 1,2,3 ra đề thi vào cuối kì 1,2. Mỗi kì ra 2 đề Toán và Tiếng Việt, hình thức và cấu trúc theo yêu cầu của phó hiệu trưởng.
- Đối với các lớp 4-5, ra đề thi vào giữa kì ( Toán và Tiếng Việt) vào cuối kì( Toán, Tiếng Việt, Lịch sử- địa lí, Khoa học), hình thức và cấu trúc theo yêu cầu của phó hiệu trưởng.
- Giáo viên tiếng Anh ra đề vào cuối kì 1,2.
5. Thư viện
- Sổ kế hoạch.
- Nội quy, Quy chế thư viện.
- Sổ theo dõi thiết bị đồ dùng (nhập kho, xuất kho).
- Sổ theo dõi thiết bị đồ dùng của từng giáo viên.
- Các loại hồ sơ của Thư viện.
- Tổ chức hoạt động Thư viện xanh thường xuyên, có chất lượng.
6. Học sinh
- Hồ sơ gồm: Học bạ, Giấy khai sinh, sách, vở, đồ dùng học tập và các giấy tờ liên quan khác tất cả đều phải hợp lệ theo quy định.
- Sách: Quy định tối thiểu học sinh phải có đủ sách vở phục vụ cho các môn học theo quy định.
* Vở học sinh:
a. Hình thức:
- Có nhãn, bìa bọc bao bóng.
- Quy định các loại vở:
K 4-5:
+ vở Toán
+ vở Chính tả.
+ vở Tập làm văn.
+ vở Luyện TVC
+ vở Luyện Toán
+ vở Luyện Tiếng Việt.
+ vở tiếng Anh.
+ Vở luyện chữ ( mỗi tuần 1 bài, mỗi tháng nộp một bài về trường để chấm).
+ Vở âm nhạc
K 3:
+ vở Toán
+ vở Chính tả.
+ vở Tiếng Việt.
+ vở Luyện Toán
+ vở Luyện Tiếng Việt.
+ vở tiếng Anh.
+ Vở luyện chữ ( mỗi tuần 1 bài, mỗi tháng nộp một bài về trường để chấm).
+ Vở âm nhạc
K 2:
+ vở Toán
+ vở Chính tả.
+ vở Tiếng Việt.
+ vở Luyện Toán
+ vở Luyện Tiếng Việt.
+ Vở luyện chữ ( mỗi tuần 1 bài, mỗi tháng nộp một bài về trường để chấm).
K 1:
+ vở Toán
+ vở Luyện Toán
+ vở Luyện Tiếng Việt.
+ Vở luyện chữ
IV. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
1. Chuyên môn nhà trường
Trong năm kết hợp với ban thanh tra nhân dân kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra thực hiện nhiệm vụ nhà giáo.
Nội dung kiểm tra, đánh giá gồm dự giờ, kiểm tra hồ sơ của giáo viên và việc học tập, ghi chép của học sinh. Ngoài ra chuyên môn nhà trường còn đi dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo viên đột xuất.
2. Tổ trưởng
Mỗi tháng lên kế hoạch tổ chức dự giờ 2 tiết/tuần, kiểm tra hồ sơ trong khối để có cơ sở đánh giá xếp loại trong tháng.
3. Đối với giáo viên đánh giá học sinh
Đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT kèm theo Thông tư 30/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Ngoài ra tăng cường kiểm tra đánh giá trong vở học sinh.
V. NHỮNG LƯU Ý.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các câu lạc bộ: Bóng đá, Cờ vua, Toán, Tiếng Anh…
- Tất cả giáo viên phải tham gia sinh hoạt chuyên môn trên mạng ở Trường học kết nối, điền thông tin, quản lý học sinh trên VNEDU, CSDL ngành.
- Giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn thì tùy theo mức độ xử lý ( lần đầu thì nhắc nhở, lần hai thì trừ điểm thi đua ( 5 điểm), lần ba thì lập biên bản trình BHG xử lý, lần thứ tư thì xếp không hoàn thành nhiệm vụ)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên đây là quy chế chuyên môn năm học 2020 - 2021 của trường Tiểu học Kỳ Liên. Các tổ khối, giáo viên nghiên cứu xây dựng kế hoạch để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra.
Nơi nhận:
- Chi bộ, BGH (theo dõi);
- Các tổ (thực hiện);
- Lưu: VT, CM.
|
P. HIỆU TRƯỞNG
Trần Đình Toàn |
|
|
Đăng ký thành viên