PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ KỲ ANH
TRƯỜNG TIỂU KỲ LIÊN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
|
|
Số: /KH-TrTH |
Kỳ Liên, ngày 6 tháng 7 năm 2018 |
KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 2
Năm học 2018 – 2019
Căn cứ công văn số 127 ngày 4 tháng 7 năm 2018 của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kỳ Anh
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kỳ Anh;
Căn cứ tình hình chất lượng khảo sát học sinh đầu năm học, chuyên môn Trường Tiểu học Kỳ Liên xây dựng kế hoạch phụ nâng cao chất lượng học sinh lớp 2 như sau:
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
Hiện nay chất lượng giáo dục học sinh trong các nhà trường đang được xã hội quan tâm, đặc biệt là chất lượng học sinh lớp 2.
Với Trường Tiểu học Kỳ Liên vẫn có một số học sinh thuộc diện tình trạng yếu kém. Năm học 2017 -2018, trường có một số học sinh còn phải rèn luyện trong hè trong đó có học sinh lớp 2. Vì vậy việc phụ đạo học sinh yếu để nâng chất lượng học sinh lên đúng trình độ chuẩn là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục và để chống bệnh thành tích trong giáo dục.
II. THỰC TRẠNG:
Năm học 2018-2019, toàn trường có 100 em học sinh lớp 2
Qua khảo sát chất lượng đầu năm đối với học sinh từ khối 2 ở 2 môn Toán - Tiếng Việt cho kết quả:
Số học sinh yếu Toán : 8 em = 8 %
Tiếng Việt (chung đọc viết) : 11 em = 11% .
- Học sinh yếu, kém chủ yếu nằm vào các đối tượng gia đình ít quan tâm đến việc học tập của các em.
- Môn Tiếng Việt các em đọc chậm, đọc nhỏ, đọc rời rạc thậm chí các em còn đánh vần, chữ viết sai nhiều lỗi chính tả.
- Học sinh phát âm sai, quên luật chính tả.
- Môn Toán: Cộng trừ chưa thực hiện được, đặc biệt là cộng trừ có nhớ.
Toán cộng trừ nhiều chữ số chưa thành thạo, trình bày dài dòng, chưa biết bỏ bớt phần trung gian khi trình bày, chưa biết vận dụng cách tính nhanh. Bài giải chưa xác định được dạng toán và cách giải.
DANH SÁCH HỌC SINH YẾU KHỐI LỚP 2
( Theo số liệu khảo sát đầu năm)
TT |
HỌ VÀ TÊN |
LỚP |
ĐỌC |
VIẾT |
TOÁN |
GVCN |
1 |
Nguyễn Thị Thùy Dung |
2A |
5 |
3 |
4 |
Phạm Thị Tuyết |
2 |
Nguyễn Bảo Long |
2A |
6 |
2 |
5 |
Phạm Thị Tuyết |
3 |
Trần Nguyễn Lê Hoàng |
2A |
6 |
2 |
4 |
Phạm Thị Tuyết |
4 |
Trần Thị bảo Ngọc |
2A |
8 |
8 |
3 |
Phạm Thị Tuyết |
5 |
Tưởng Bảo Quân |
2B |
4 |
2 |
4 |
Mai Thị Hương |
6 |
Trần Khoa Nhật |
2B |
4 |
5 |
4 |
Mai Thị Hương |
7 |
Đậu Gia Bảo Ngọc |
2B |
4 |
7 |
4 |
Mai Thị Hương |
8 |
Nguyễn Hải phong |
2B |
4 |
6 |
4 |
Mai Thị Hương |
9 |
Cao Nguyễn Minh Phong |
2B |
4 |
6 |
5 |
Mai Thị Hương |
10 |
Võ Bảo An |
2C |
4 |
2 |
4 |
Trần Thị Liên |
11 |
Nguyễn Anh Hoàng |
2C |
4 |
5 |
5 |
Trần Thị Liên |
12 |
Võ Văn Nam |
2C |
4 |
5 |
5 |
Trần Thị Liên |
TỔNG |
12 em |
|
8 |
5 |
8 |
|
Từ thực trạng trên, BGH đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh lớp 2 như sau:
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Xây dựng đội ngũ- bố trí gv dạy lớp 2.
Con người là nhân tố trung tâm và quyết định mọi thành bại của giáo dục, kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy chất lượng đội ngũ sẽ tương đồng với chất lượng giáo dục. Vì thế chúng tôi quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ bằng việc nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục. Hằng năm, trường tổ chức sát hạch giáo viên. Chú trọng tiếp cận các kĩ thuật dạy học tích cực. Bố trí giáo viên dạy lớp 2 phải nắm vững kĩ thuật dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục để đảm bảo nguyên tắc tuyến tính.
- Tổ chức bàn giao chất lượng, động hình, động lệnh một cách nghiêm túc.
Cuối học kỳ II của năm học trước, nhà trường tổ chức cho giáo viên đang giảng dạy và giáo viên nhận lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) bàn giao chất lượng, các ký hiệu động hình, động lệnh cũng như hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh, để giáo viên tiếp nhận xây dựng kế hoạch dạy học cho năm tiếp theo.
- Xây dựng nề nếp lớp học.
Theo chúng tôi, muốn có chất lượng giáo dục tốt thì trước hết phải có nề nếp lớp học tốt. Từ lớp 2 trở lên, có thể tổ chức cho các em tự xây dựng nội quy lớp học và thực hiện theo nội quy đã đề ra.
- Tạo cảm hứng học tập cho học sinh.
Đây là một khâu rất quan trong, đột phá trong việc nâng cao chất lượng. Chúng ta hãy dạy học bằng cả khối óc và trái tim yêu thương. Khi tương tác với học sinh chúng ta phải cúi thấp xuống cho gần học sinh hơn để tạo ra sự thân thiện, lắng nghe và tôn trọng trẻ, chia sẻ, động viên, khích lệ, tạo niềm tin cho các em. Từ đó, các em có sự chuyển biến về mặt tâm lý, xóa đi những mặc cảm, tự ti, dần dần có cảm hứng học tập.
- Xây dựng mô hình “ Đôi bạn cùng tiến”.
Người xưa có câu: “ Học thầy không tày học bạn”. Những bạn có học lực tốt hơn thì kèm cặp, giúp đỡ các bạn có học lực yếu hơn dựa trên hướng dẫn của giáo viên. Mô hình này cũng đã mang lại hiệu quả đáng kể.
- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Đổi mới phương pháp và nhình thức dạy học là một quy luật tất yếu cho sự phát triển. Để làm được điều đó trước hết người giáo viên phải đổi mới, phải tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu các chuyên đề cấp tỉnh, cấp Thị, cấp cụm trường. Trường chúng tôi đã tổ chức nhiều chuyên đề như: xây dựng quy trình dạy học môn Toán; quy trình dạy học môn Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, luyện từ và câu, môn kể chuyện, tập viết; một số kĩ thuật dạy học tích cực và cách tổ chức các hoạt động GDNGLL…khá hiệu quả.
- Khảo sát nhanh chất lượng học sinh.
Hai tuần 1 lần khối trưởng ra đề khảo sát 20 phút hai môn Toán và Tiếng Việt để rèn luyện kĩ năng làm bài cho HS đồng thời giáo viên cũng nắm được chất lượng của học sinh mình, kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình.
- Tổ chức dạy học chính khóa.
Trên cơ sở chương trình lớp 2 theo Quyết định 16/2006 của Bộ GDĐT, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh ngữ liệu ở sách giáo khoa để đảm bảo tuyến tính với Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện dạy học của đơn vị trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tổ chức dạy học buổi 2 hợp lý.
Về nội dung: chúng tôi chú trọng đến việc cũng cố kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, phụ đạo hs yếu, bồi dưỡng HS có năng khiếu.
Về hình thức tổ chức phải đảm bảo tính nhẹ nhàng, hiệu quả có thể tổ chức các hoạt động NGLL, câu lạc bộ hoặc ra bài tập bài tập. Vận dụng kiến thức liên môn, thường xuyên đảo lại những kiến thức đã học để học sinh khỏi quên.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng.
Đối với BGH tăng cường dự giờ, khảo sát chất lượng, kiểm tra chữ viết, cách trình bày, kiểm tra tốc độ đọc, viết, tư thế ngồi học, cách cầm bút của học sinh. Nắm thật rõ những học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn học, nếu cảm thấy chưa yên tâm thì nhất thiết không cho lên lớp để tránh tình trạng “ngồi nhầm lớp” hoặc tạo sức ép cho giáo viên nhận lớp. Tổ chức ra đề, coi thi, chấm thi một cách nghiêm túc để đánh giá chất lượng học sinh một cách chính xác.
Đối với GVCN, đánh giá thường xuyên rất quan trọng, tôi cho rằng đây là khâu then chốt góp phần cải tiến chất lượng giáo dục. Phải đến tận từng bàn, từng học sinh với thái độ tận tình chú ý đến tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đưa nét chữ, cách thực hiện từng phép toán. Nhận xét HS một cách nhẹ nhàng, nhân văn, tìm cho được cái ưu điểm để khen học sinh dù đó là một ưu điểm rất nhỏ.
Trên đây là một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lớp 2 năm học 2018-2019, yêu cầu các tổ chuyên môn nhà trường căn cứ vào các giải pháp và điều kiện của tổ mình xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục./.
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Trần Đình Toàn
Đăng ký thành viên